Các vấn đề xã hội khác Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam

Kỳ thị

Tờ Asia Times báo cáo rằng "Nhiều nhà nghỉ và khách sạn ở Việt Nam đã treo biển không phục vụ khách Trung Quốc, trong khi nhiều người Việt Nam cũng lên mạng yêu cầu chính quyền phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc."[111] Một số biển hiệu cấm khách du lịch Trung Quốc cũng có mặt tại một số cửa hiệu và nhà hàng ở Phú QuốcĐà Nẵng.[112] Và khi làn sóng lây nhiễm từ châu Âu bùng phát, tình trạng kỳ thị du khách nước ngoài cũng lan tỏa. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam một mặt gia tăng kiểm soát lây nhiễm, mặt khác quyết liệt xử lý nghiêm mọi hành vi kỳ thị du khách nước ngoài.[113]

Khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng, một số hình ảnh, video với nội dung trêu đùa, kỳ thị người tại đây được chia sẻ trên mạng xã hội gây bức xúc dư luận.[114]

Truyền thông đại chúng

Kể từ tháng 2 đến ngày 10 tháng 3, cơ quan chức năng đã xử lý 21 trường hợp đăng tin "không đúng sự thật" trên mạng xã hội liên quan đến dịch COVID-19.[115] Một số trường hợp tung tin "sai sự thật" về bệnh nhân trốn cách ly, tử vong, phong toả thành phố... đã bị xử phạt theo quy định pháp luật.[116][117][118][119][120][121]

Một trường hợp tin giả về ca nhiễm #17 liên quan đến ngày khai trương Uniqlo Hà Nội thì về phía Uniqlo và Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã bác bỏ thông tin về trường hợp #17 đi dự khai trương cửa hàng Uniqlo ở Hà Nội, đã có những KOL, phóng viên ảnh khẳng định không thấy bệnh nhân #17 trong danh sách khách mời và không thấy người này tại sự kiện. Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội xác nhận bệnh nhân #17 không tham gia khai trương Uniqlo như tin đồn trên mạng. Chung cho biết mình đã trực tiếp gọi điện cho bệnh nhân #17 để nắm rõ lịch trình di chuyển của bệnh nhân, và nói: "Tôi là người trực tiếp trao đổi với bệnh nhân và tôi tin rằng bệnh nhân này sau khi từ Nội Bài trở về đã ở tại nhà riêng ở phường Trúc Bạch từ sáng 2 tháng 3. Đến 14h ngày 5 tháng 3, lái xe đã chở cô này đến bệnh viện Hồng Ngọc, sau đó Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận người này. Uniqlo khai mạc lúc 18h ngày 5 tháng 3 nên không thể có chuyện như mạng xã hội thông tin".[122] Thêm vào đó, rạng sáng 7/3, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (nơi điều trị bệnh nhân #17) cũng đã đăng thông tin phủ nhận sự việc trên trang mạng xã hội của khoa virus - ký sinh trùng của bệnh viện.[123][124] Uỷ ban Nhân dân quận 7 thành phố Hồ Chí Minh ngày 27 tháng 4 gửi văn bản đồng thời đến Trung tâm Báo chí thành phố cùng Sở Thông tin và Truyền thông thành phố nhằm thông cáo khẳng định tin nhắn "yêu cầu người dân treo cổ" là tin giả.[125]

Ngày 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2020, hàng loạt báo đài như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Đài Tiếng nói Việt NamĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đăng các phóng sự cho hay có những người trên 85 tuổi, thậm chí trên 100 tuổi, ủng hộ số tiền từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi người cho chính quyền để chống dịch COVID-19.[126] Một số người sử dụng mạng xã hội đặt ra nghi vấn khi những nhân vật được gọi là người "già không nơi nương tựa” lại đeo trên người những đồ trang sức quý giống vàng.[127] Sau đó các báo trên đã gỡ ảnh của Nguyệt ra khỏi các bài viết tương ứng.

Ngày 27 tháng 7 năm 2020, Bộ Y tế phát đi cảnh báo cho biết xuất hiện tin giả mạo phát ngôn của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về tình hình dịch COVID-19 trên Facebook.[128][129][130] Chủ tài khoản này đã bị xử phạt 7,5 triệu đồng.[131]

Tuân thủ cách ly

Dù chính quyền đã đưa ra những biện pháp bắt buộc, vẫn có những trường hợp cố tình trốn tránh cách ly.[132][133] Một số trường hợp "trốn tránh cách ly, khai báo không trung thực đã gây hậu quả nghiêm trọng, lây lan cho nhiều người khác".[134][135][136][137] Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng lỗi phần lớn nằm ở khâu phòng dịch tại các cửa khẩu, cùng với đó là việc rà soát chậm tại địa phương khi đã để cho các trường hợp trên dễ dàng vượt qua trót lọt mà không phải chịu bất kỳ sự kiểm soát nào.[138][139][140]

Trưa 24 tháng 2, chuyến bay từ Daegu (Hàn Quốc) đã đưa 80 hành khách xuống sân bay Đà Nẵng. Chính quyền TP. Đà Nẵng đã yêu cầu cách ly bắt buộc với tất cả các hành khách, trong đó có 22 người là khách du lịch đến từ vùng dịch Deagu. Tuy nhiên, những người này nhất quyết từ chối.[141] Do đó, một số hành khách muốn trở lại Hàn Quốc và được chính quyền sắp xếp cho về nước.[142] Kênh YTN News Hàn Quốc đã đăng một bản tin cho thấy các công dân Hàn Quốc đang bị "giam giữ" trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn và điều kiện vệ sinh kém.[143] Việc này vấp phải sự phản ứng từ một bộ phận cư dân mạng Việt Nam. Hashtag #ApologizeToVietNam (Xin Lỗi Việt Nam) trở thành cụm từ hot nhất trên mạng xã hội Twitter.[144] Một số người Hàn Quốc, vlogger và YouTuber nổi tiếng của Hàn Quốc cũng đã lên tiếng xin lỗi.[145][146] Sau đó, YTN News đã đăng thông báo rất "lấy làm tiếc" về sự việc, thừa nhận "đã phát sóng cả một phần thể hiện sự bất mãn cảm tính trong những nội dung phỏng vấn về đồ ăn được cung cấp và tình hình cách ly" và khẳng định sẽ "trung thực trong vai trò truyền đạt tiếng nói tại hiện trường và bảo vệ an toàn cho công dân Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng sẽ thận trọng hơn trong cách truyền đạt để không gây hiểu lầm do khác biệt văn hóa trong quá trình truyền lại phát ngôn của người được phỏng vấn".[147][148]

Ngày 10 tháng 3, một cặp vợ chồng du khách người Anh bị cách ly tại một bệnh viện ở tỉnh Lào Cai vì nghi nhiễm COVID-19 do điều kiện vệ sinh kém.[149] Một số công chức thuộc Trung tâm kiểm nghiệm Bình Dương (do Sở Y tế Bình Dương quản lý) đã ghé vào quán nhậu ngày 27 tháng 4.[150] Hai sĩ quan thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long bị tố cáo tự ý "vận động tiền" và buông lỏng quan lý người cách ly, Quân khu 9 thông báo một sĩ quan bị cách chức và một sĩ quan bị kỷ luật.[151] Ngày 22 tháng 5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh thuộc Bộ Y tế công văn kiểm điểm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu, bệnh viện đã buông lỏng quản lý cách ly và để người bán hàng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân COVID-19.[152]

Trong tháng 7, tình trạng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam gia tăng[153] gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.[154] Ngày 22 tháng 7, tòa án nhân dân huyện Tân Châu - Tây Ninh đã xử phạt 21 năm tù với 4 người chuyên đưa người vượt biên, trốn kiểm tra Covid-19. Nhóm này từng đưa ca nhiễm #315 từ Campuchia vào Việt Nam[155] Số lượng công dân Trung Quốc chiếm tỷ lệ hầu hết, trong đó đã phát hiện trường hợp ca nhiễm #912.[156]

Sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh ký công văn yêu cầu báo cáo công suất hỏa táng tối đa nếu có bệnh nhân COVID-19 tử vong, phó giám đốc Sở và hai công chức khác bị khiển trách.[157][158] Tổng cục Du lịch ban hành quy định cấm du khách chia sẻ thông tin về đại dịch vào ngày 29 tháng 4, quy định bị cáo buộc vi phạm quyền tự do ngôn luận và bị bãi bỏ vào ngày 1 tháng 5, tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh phân trần "đã có chút sơ suất".[159]

Trục lợi và lừa đảo

Ngày 3 tháng 3, một kho hàng chứa 371 thùng khẩu trang (gần 1 triệu chiếc) không rõ nguồn gốc đã bị phát hiện và tạm giữ sau khi lực lượng chức năng kiểm tra ở quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.[160] Một số trường hợp khác liên quan đến khẩu trang không rõ nguồn gốc bị sản xuất, lưu trữ, buôn bán trái phép đã bị phát hiện, ngăn chặn và xử phạt kịp thời, như ở An Giang,[161] Lạng Sơn,[162][163] Cao Bằng,[164] Quảng Ninh,[165][166] quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh,[167][168] và một số trường hợp khác sai phạm trong việc sản xuất,[169] vận chuyển trái phép ra nước ngoài,[170][171] bao gồm cả các trường hợp thu gom, buôn bán khẩu trang bị vứt đi hay khẩu trang đã qua sử dụng.[172][173][174]

Ngày 16 tháng 3 năm 2020, Công an thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết đã bắt giữ một đối tượng có hành vi làm giả vắc xin y tế để lừa đảo trục lợi. Trong các loại vắc xin được làm giả này, có cả vắc xin "phòng ngừa COVID-19".[175][176]

Một số cán bộ, bao gồm Giám đốc Nguyễn Nhật Cảm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC), công ty Nhân Thành, công ty TNHH Vật tư khoa học và Thương mại Việt Nam (MST) và một số đơn vị đã bị điều tra và khởi tố về hành vi vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.[177][178]

Bản thân cán bộ còn góp một ngày lương ủng hộ cho việc chống dịch, nếu được giao nhiệm vụ này mà có biểu hiện móc ngoặc, nâng giá để tham ô, tham nhũng, tiêu cực thì rất mang tiếng, không chỉ mang tiếng với người dân, với thành phố, mà còn có tội với đất nước.
— Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo thành phố về phòng chống dịch COVID-19 (ngày 17 tháng 4 năm 2020).[179]

"Lợi dụng tình hình dịch bệnh, nhu cầu về trang thiết bị phòng dịch tăng", một số "đối tượng" đã sử dụng các trang mạng xã hội để rao bán khẩu trang, nhiệt kế điện tử, thẻ diệt vi-rút... nhưng lại bán hàng giả, hoặc không thực hiện theo đúng nội dung đã quảng cáo nhằm chiếm đoạt tiền.[180] Một số "đối tượng" lợi dụng các website quyên góp từ thiện, giả mạo các cơ quan nhà nước và gửi thư, tin nhắn liên quan tới dịch bệnh nhằm cài mã độc lấy cắp thông tin.[181]

Tại Thanh Hóa, chín hộ gia đình khá giả có quan hệ với công chức ở xã Yên Thọ thuộc Yên Định nằm trong danh sách cận nghèo nhận tiền hỗ trợ COVID-19, trong khi sáu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thuộc danh sách;[182][183] ba hộ gia đình công chức ở xã Thiệu Thành thuộc Thiệu Hóa nằm trong danh sách cận nghèo nhận tiền hỗ trợ COVID-19.[184][185] Tại Hòa Bình, chín hộ gia đình công chức ở xã Tân Lập và ba hộ gia đình công chức ở xã Quý Hòa nằm trong danh sách nhận tiền hỗ trợ dịch bệnh, bốn công chức liên quan bị đình chỉ.[186] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu chấn chỉnh công chức xã Phước Vinh thuộc Ninh Thuận khi đưa thiếu tiền hỗ trợ dịch COVID-19 cho sáu người nghèo.[187] Một số công chức thôn tại xã Ba Nang (huyện Đakrông, Quảng Trị) xin lại 50.000 đồng 'uống nước' từ mỗi trường hợp hộ nghèo nhận tiền hỗ trợ covid-19, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Ba Nang Hồ My nói "đã chỉ đạo cấp dưới làm đúng, chính xác, không nhũng nhiễu, lấy tiền của dân nhưng chuyện tréo ngoe vẫn xảy ra ở một số thôn làm ông rất đau lòng".[188]

Tấn công mạng

Ngày 22 tháng 4 năm 2020, thông tấn xã Reuters của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland dẫn lời công ty an ninh mạng FireEye có trụ sở tại Hoa Kỳ cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn đã tấn công vào các tổ chức thuộc chính quyền Trung Quốc. FireEye cho biết nhóm tin tặc này đã cố gắng xâm nhập các tài khoản thư điện tử của cá nhân và các nhân viên làm việc tại Bộ Quản lý Khẩn cấp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như tại chính quyền thành phố Vũ Hán để khai thác một số thông tin liên quan đến bệnh dịch, những thông tin thu thập được sẽ giúp chính phủ Việt Nam ứng phó với dịch bệnh.[189] Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Ngô Toàn Thắng khẳng định "đây là những thông tin không có cơ sở. Việt Nam nghiêm cấm các hành vi tấn công mạng nhằm vào các tổ chức, cá nhân dưới bất cứ hình thức nào".[190]

Liên quan

Ảnh Ảnh hưởng văn hóa của Taylor Swift Ảnh hưởng văn hóa của BTS Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam Ảnh hưởng văn hóa của The Beatles Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với môi trường Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học thực vật Ảnh chụp màn hình Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với quan hệ quốc tế

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ảnh hưởng xã hội của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200307-vir... http://web.archive.org/web/20200404095433/https://... http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh... http://baovanhoa.vn/%C4%91oi-song/ban-tre/artmid/5... http://doanthanhnien.vn/tin-tuc/doi-tntp-ho-chi-mi... http://kinhtedothi.vn/da-so-phu-huynh-muon-keo-dai... http://ttvn.toquoc.vn/cum-rap-cgv-bhd-tai-tp-hcm-d... https://asiatimes.com/2020/01/vietnam-walls-off-vi... https://www.bbc.com/news/av/world-asia-51764846/co... https://www.cbsnews.com/news/coronavirus-preventio...